Ít ý về trực giác cảm nhận khi thực hiện skill

Nay thấy một artist đi cọ ra nhiều nét hay quá nên tôi chém bài này.

Như cá nhân tôi là một người cảm tính. Và vì là cảm tính nên tôi lười suy nghĩ, tôi thích dùng cảm nhận và trực giác hơn. Tuy nhiên sau bao nhiêu năm ra đời với việc dùng cảm nhận và trực giác thì kết quả không như mong muốn lắm (khá xấu hổ khi phải thú nhận, nhiều cái tư duy suy nghĩ do dùng trực giác nó sai lè ra). Nên tôi tạm giới hạn lại việc dựa hoàn toàn vào trực giác và bổ sung thêm phần lý tính vào.

Ps: Trực giác thì tôi vẫn sử dụng, nhưng cho những vùng task an toàn, và mang tính vô thưởng vô phạt, kiểu hôm nay nên đi chợ không, nên mua món gì tặng ai, nên đi ăn quán đó không, …tóm lại là những phần khía cạnh mà tôi nắm rõ, cho đỡ tốn năng lượng suy nghĩ chứ cái gì cũng nghĩ chi ly thì cháy não. Còn những thứ nằm ngoài vùng hiểu biết thì trực giác chỉ là một kênh tham khảo.

Tuy nhiên phần lý tính - lý trí - tư duy có hệ thống - chuẩn xác thì phải học đàng hoàng, và nó chẳng dễ tí nào cả.

Vì đơn giản là BẠN PHẢI HỌC.

Cái gánh nặng - mental burden này nó giống như học quy luật mới, một ngôn ngữ mới vậy, hoặc một ngôn ngữ code với đòi hỏi technical và tư duy hệ thống mang tính logical cao - đòi hỏi sự chính xác và chuẩn mực. (1)

Và dĩ nhiên là cái quá trình để thành thạo - thông thạo - getting familiar với cái hệ thống mới này rất mệt.

Tuy nhiên, ông trời có đất hiếu sinh, như bất cứ game nào, bạn chỉ cần chơi đàng hoàng, và chơi đủ lâu thì bạn cũng sẽ thuần thục và tất cả những quy luật, kỹ thuật technical nó sẽ hòa vào vùng cảm nhận, comfortzone của bạn sẽ được mở rộng, bạn không cần phải nghĩ nữa (2). Làm - duy trì mức đó lâu ngày thì nó vào trạng thái “bình thường” (giống bữa chém post bình thường).

Quá phê, có học nó khác bọt và ăn tiền ở chỗ đó.

Con nít cũng có cảm nhận và vẽ nguệch ngoạc được

Tuy nhiên chỉ có họa sĩ được giáo dục bài bản và luyện tập - có trải nghiệm rất khủng khiếp về việc vẽ thì mới dùng cảm nhận mà ra sản phẩm xịn được. Họa sĩ mới vào nghề thì cũng phải đau đầu mệt mỏi để học các yếu tố kỹ thuật căn bản.

Tuy nhiên có một dạng là có tố chất bẩm sinh hay dân gian hay gọi là tổ nghề đãi, tổ nghề nhập.

Dạng này thì họ thành thục các yếu tố ở (1) và chuyển qua (2) nhanh cực kỳ. Người khác cố 1 - 10 năm đôi khi họ chỉ mất một tháng.

Cơ mà tôi thử ngẫm nghĩ khái niệm “tổ nghề đãi” này có cấu thành như thế nào thì nó ra vài yếu tố.

Gifts - tố chất bẩm sinh: Nhiều người trời sinh có nhiều cái tố chất hay lắm.

Condition gifts - do sinh hoạt học hành luyện tập chuẩn mực một thứ gì đó, tạo nền tảng cho những skill sau này. Ví dụ như ngày nhỏ dành nhiều thời gian luyện viết chữ cho đẹp nên cảm nhận - điều khiển tay - công lực sử dụng bút/ cọ - cảm nhận về các nét thanh mảnh đậm nhạt - khả năng đưa bút sẽ nhạy - chuẩn - có lực hơn người bình thường.

Incentive: thỏa mãn được điều gì đó cần thiết cho cuộc sống của một cá nhân. Ở đây có thể coi là tiền, danh hay cơ hội sự nghiệp. Incentive là tiền đề của động lực - motivation. Thỏa mãn đúng incentive thì đôi khi không cần motivation nữa. Tới giờ tà tự ngồi train skill quên thời gian.

Cơm áo không đùa khách văn thơ, nhưng nếu văn thơ mà ra cơm áo thì văn thơ sẽ tuôn tràn lai láng luôn.

Ps: khi bạn thoải mái không cần nghĩ ngợi thì dũ trụ diệu kỳ sẽ đưa bạn cái mới để bạn vào lại sự nhức đầu ở cái số (1). 1 2 cứ đan xen như thế mà không có giới hạn. Enjoy your journey.

Ngày mới cày skill vui vẻ mấy feng

Art đẹp không biết nguồn